Tiểu sử cầu thủ David Beckham: Biểu tượng của mọi thời đại

Tiểu sử cầu thủ David Beckham

Dù đã giải nghệ được hơn 10 năm nhưng tầm ảnh hưởng của huyền thoại người Anh – David Beckham vẫn chưa hề phai nhạt. Anh là cầu thủ được fan Man Utd và Tam Sư yêu thích bậc nhất nhờ lối chơi hào hoa, những cú sút phạt kinh điển cùng phong cách lãng tử trên sân.

Vượt qua cả giới hạn bóng đá David Beckham còn là một ông bố, một người chồng đáng ngưỡng mộ, một biểu tượng về thời trang và một hình mẫu lý tưởng cho các thanh niên khắp thế giới. Hãy cùng điểm lại sự nghiệp của tài tử sân cỏ này nhé!

Đọc thêm:
Tiểu sử cầu thủ Gareth Bale: Cầu thủ bứt tốc nhanh nhất

Sự nghiệp đầu đời và gia đình

David Beckham ở Mu
Beckham sớm bộc lộ tài năng khi còn rất trẻ ở MU

Huyền thoại David Beckham sinh ngày 2 tháng 5 năm 1975 tại London (Anh). Cha anh là thợ lắp ráp nhà bếp, trong khi mẹ là thợ làm tóc. David Beckham về chung nhà với nữ ca sĩ Victoria Adams vào năm 1999. Hiện tại, cả 2 đã có bốn người con gồm Brooklyn, Romeo, Cruz và Harper.

Đáng chú ý, cha mẹ David Beckham đều đam mê bóng đá và là cổ động viên nhiệt thành của Man Utd. Dường như, Beckham đã thừa hưởng tình yêu đó và tất nhiên bóng đá là môn thể thao mà huyền thoại này theo đuổi.

Sự nghiệp bóng đá của David Beckham bắt đầu khi anh gia nhập trường năng khiếu của Tottenham Hotspurs rồi sau đó là đội trẻ của Brimsdown Rovers nơi anh có được danh hiệu cầu thủ U15 hay nhất năm 1990. 

Thành tích nổi bật tại mỗi đội bóng

Beckham trong màu áo Real
Beckham trong màu áo Kền kền trắng

Man Utd (Anh)

Tuy nhiên, bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của tiền về tài hoa này là năm anh 14 tuổi khi anh ký hợp đồng đào tạo trẻ với Man Utd. Tài không đợi tuổi, Beckham đã có trận ra mắt đội một của Quỷ đỏ ở tuổi 17, anh vào sân từ ghế dự bị ở trận gặp Brighton tại Cup liên đoàn Anh.

Đọc thêm:
Tiểu sử cầu thủ Gerd Muller: Tay săn bàn xuất sắc mọi thời đại

Man Utd cũng là nơi ghi dấu những năm tháng đỉnh cao của David Beckham. Tại đây, huyền thoại người Anh thi đấu 265 trận và đóng góp 62 bàn thắng cho đội chủ sân Old Trafford. Đồng thời có được 6 danh hiệu Premier League, 2 FA Cup và 1 UEFA Champions League 1999 (Beckham lập cú đúp kiến tạo giúp đội nhà đánh bại Bayern Munich ở trận chung kết).

Real Madrid (Tây Ban Nha)

Việc tham gia nhiều hoạt động không liên quan đến bóng đá khiến mối quan hệ giữa HLV Ferguson và Beckham rạn nứt. Điều gì đến cũng phải đến, siêu sao này quyết định chia tay Man Utd để chuyển sang đầu quân cho Real Madrid vào năm 2003. Trong 4 mùa giải chơi cho đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha, Beckham ra sân 116 lần ghi được 13 bàn và chỉ giành được 1 danh hiệu Siêu Cup (2003) và La Liga (2006-07).

LA Galaxy (Mỹ)

Bước qua những năm tháng đỉnh cao, phong độ của Beckham đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Bởi vậy, chân sút người Anh quyết định tìm đến một bến đỗ mới vừa sức hơn để tiếp tục sự nghiệp chơi bóng. Tháng 1/2007 Beckham ký hợp đồng với LA Galaxy và trở thành cầu thủ hưởng lương cao nhất giải nhà nghề Mỹ (MLS) khi đó.

Beckham thi đấu cho LA Galaxy
Thời David Beckham thi đấu cho LA Galaxy

Trải qua 2 mùa giải thi đấu tại Mỹ, Beckham ra sân 98 trận, đóng góp 18 bàn thắng. Anh được coi là người mở đường đến Mỹ cho những ngôi sao của làng túc cầu. Từ 2009-2010, Beckham gia nhập AC Milan theo dạng cho mượn nhưng không để lại nhiều dấu ấn với 29 trận ra sân cùng 2 pha lập công. Đến năm 2011 anh quyết định trở lại LA Galaxy và giành chức vô địch MLS Cup.

PSG (Pháp)

David Beckham gây bất ngờ khi chuyển đến PSG vào mùa hè 2013, giới chuyên môn đánh giá đây là bản hợp đồng mang nặng tính thương mại thay vì chuyên môn. Ở tuổi 38, dĩ nhiên chân sút người Anh không thể đóng góp nhiều cho đội chủ sân Công viên các Hoàng tử với vỏn vẹn 10 trận đấu. Anh cùng PSG vô địch Ligue 1 trong năm 2013. Tới cuối mùa giải 2012-13, Beckham quyết định giã từ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao.

Đội tuyển quốc gia Anh

Tạo nên tiếng vang ở Man Utd, không quá bất ngờ khi Beckham được triệu tập lên đội tuyển Anh. Tiền đạo sinh năm 1975 có trận ra mắt Tam sư vào 1/9/1996 trong khuôn khổ vòng loại World Cup 1998. Sau đó, anh tiếp tục được HLV Glenn Hoddle tin dùng từ vòng loại cho tới VCK World Cup 1998 tại Pháp.

Đỉnh cao của Beckham ở tuyển Anh đến ở VCK World Cup 2002 được tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Anh tỏa sáng giúp đội nhà loại Argentina ngay từ vòng bảng, trước khi dừng bước ở trận tứ kết trước nhà vô địch Brazil.

David Beckham trong màu áo Tam Sư
David Beckham trong màu áo Tam Sư

Sau đó, David Beckham tiếp tục cùng tuyển Anh tham dự Euro 2004 nhưng không để lại nhiều dấu ấn. Ngôi sao này sút hỏng luân lưu khiến đội nhà dừng bước trước Bồ Đào Nha ở trận Tứ kết. Đến tháng 10/2005, Beckham thiết lập một kỷ lục buồn khi trở thành đội trưởng đầu tiên của tuyển Anh bị truất quyền thi đấu ở trận gặp Áo.

Sau khi tuyển Anh bị loại ở tứ kết World Cup 2006, Beckham tuyên bố sẽ không đảm nhiệm vai trò thủ quân Tam sư. Kể từ đó, anh không còn được HLV Steve McClaren tin dùng ở tuyển Anh. Đến 5/2007, Beckham được gọi trở lại tuyển quốc gia thi đấu tại vòng loại Euro 2008. Tuy nhiên, điều tồi tệ đã xảy ra khi tuyển Anh không vượt qua vòng loại Euro năm đó sau thất bại 2-3 trước Croatia.

Beckham không tham dự bất cứ một giải đấu lớn nào cùng tuyển Anh. Như vậy, trong vòng 13 năm thi đấu trong màu áo tuyển Anh, David Beckham ra sân 115 trận và ghi được 17 bàn. 

Phong cách chơi và đặc điểm nổi bật của David Beckham

Beckham mang đậm phong cách lãng tử

Beckham được đánh giá là một trong những gương mặt sáng giá nhất ở cùng thế hệ. Những pha đá phạt huyền ảo cùng những đường kiến tạo như đặt đồng đội vào thế ghi bàn. Phong cách chơi bóng của Beckham có nhiều điểm khác so với các tiền vệ khác như Ryan Giggs hay Gary Neville. Sở trường của chân sút sinh năm 1975 nằm ở vị trí tiền vệ phải, Beckham thích di chuyển không bóng và phối hợp cùng đồng đội, thay vì đột phá vượt qua đối phương một cách trực diện. 

David Beckham
Anh đang có một gia đình hạnh phúc

David Beckham còn được sử dụng ở vị trí tiền vệ trung tâm, tiền vệ lùi sâu hay thậm chí là cả hậu vệ cánh nhằm tận dụng thể hình, thể lực và khả năng phòng ngự. 

Danh tiếng của Beckham vượt ra cả bên ngoài sân cỏ. Anh nhận được các bản hợp đồng quảng cáo gắn với những thương hiệu nổi tiếng về thời trang, mỹ phẩm. David Beckham cũng xuất hiện trên bìa các tạp chí lớn, đồng thời tham dự sự kiện quảng cáo cho hãng thời trang Adidas. Từ khóa David Beckham được tìm kiếm nhiều nhất trên Google ở các mảng liên quan như thể thao giai đoạn 2003-04.

Chưa dừng lại ở đó, Beckham cũng rất tích cực tham gia công tác từ thiện khi trở thành Đại sứ thiện chí cho UNICEF về các chương trình thể thao vào năm 2005. Ngoài ra, Beckham còn xuất hiện ngắn trong bộ phim Goal! vào năm 2005. Bên cạnh đó, Beckham còn gây chú ý với nhiều hình xăm trên cơ thể.

Thành tựu và giải thưởng cá nhân

Beckham giành được nhiều danh hiệu cá nhân trong và ngoài sân cỏ

Trong suốt sự nghiệp của mình, Beckham đã giành được nhiều danh hiệu cá nhân cả trong lẫn ngoài thể thao:

  • Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất do PFA bình chọn 1997
  • Cầu thủ xuất sắc nhất do UEFA bình chọn 1999
  • Cá nhân xuất sắc nhất theo BBC Sports 2001
  • Giải thưởng của Chủ tịch UEFA trao: 2018
  • Nhận danh hiệu Hiệp sĩ do Nữ hoàng Elizabeth II trao tặng năm 2003.
  • “Đại sứ thiện chí” cho Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) từ năm 2005 đến nay
  • “Anh hùng và Biểu tượng Time 100” theo tạp chí Time
  • Đứng thứ 15 trong danh sách những người nổi tiếng có ảnh hưởng nhất năm 2007, “The Celebrity 100” theo Forbes 
  • Dẫn đầu danh sách 40 người đàn ông có ảnh hưởng nhất ở Anh năm 2007

Kết luận

Không chỉ là một cầu thủ vĩ đại, David Beckham còn là được các HLV Alex Ferguson hay Fabio Capello đánh giá rất cao bởi tính kỷ luật và sự chuyên nghiệp trong thi đấu. Cho dù đã giải nghệ, tên tuổi của anh vẫn mãi in đậm trong lòng của những người yêu bóng đá trên khắp thế giới. Mời bạn đón đọc thêm kiến thức bóng đá và nhận thông tin đầy đủ từ kèo nhà cái.